Kỹ thuật trồng mè ở Tây Ninh

1. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA MÈ:
Mè là loại cây lấy dầu ngắn ngày (thời gian sinh trưởng khoảng 75-80 ngày). Hạt mè có hàm lượng lipit rất cao (45-54%), protein 16-18% và protein của mè có đủ 8 axit amin không thay thế. Dầu mè là loại dầu dễ tiêu, cho năng lượng cao, có thể bảo quản thời gian dài hơn so với các loại dầu khác. Các vitamin trong dầu mè hỗ trợ cho việc hấp thụ và tiêu hóa thức ăn nên mè dùng làm thực phẩm rất tốt. Ngoài ra mè còn là nguyên liệu dùng trong việc chế biến nhiều loại bánh đặc sản khác.
2. YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY MÈ:
Trong các yếu tố khí hậu thì yếu tố nhiệt độ, ánh sáng và lượng mưa ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây mè. Cây mè yêu cầu nhiệt độ tương đối cao trong suốt thời gian sinh trưởng (nhiệt độ trung bình thích hợp từ 25-300c, nhiệt độ dưới 200c thì sự sinh trưởng, phát triển của cây bị chậm lại. Mè là cây có phản ứng chiếu sáng khoảng 10 giờ trong ngày thì thời gian sinh trưởng của cây sẽ bị ngắn lại. Cường độ ánh sáng ảnh hưởng dần năng suất và phẩm chất của hạt mè. Do vậy vụ gieo trồng khác nhau có thể ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng mè. Cây mè có khả năng chịu hạn tương đối khá hơn so với nhiều loại cây trồng khác nhưng vẫn cần một. lượng mưa khoảng từ 500-600mm trong cả vụ lượng mưa cần cho thời kỳ nẩy mầm, ra nụ hoa và hạt vào chắc. Nếu mưa lớn trong thời kỳ ra hoa và nắng yếu có thể dẫn đến thất thu. Nếu mưa vào thời điểm thu hoạch cũng làm giảm đăng kể đến năng suất và phẩm chất hạt.
a. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ THÂM CANH:
3.1. Thời vụ trồng: Trong điều kiện thời tiết khi hậu của miền Đông Nam bộ nói riêng và Nam bộ nôi chứng thì mè có thể gieo trồng được quanh năm Tuy nhiên vụ Đông xuân và vụ Xuân Hè nếu có điều kiện tưới đảm bảo đủ độ ẩmcho mè thì năng xuất và chất lượng hạt sẽ cao hơn vụ hè thu và vụ mùa.
3.2. Kỹ thuật gieo trồng:
a. Làm đất: Thường mè là cây trồng được bố trí trồng xen canh hoặc luân canh với các cây trồng khác. Nếu là vùng đất mới khai phá thì cần phải làm đất kỹ (cày 2 lần, bừa 2 lần), nếu đất thuộc đủ độ ẩm thì dùng máy xới 2-3 lần, đất phải được làm sạch cỏ. Dùng cày bò cày rạch phân liếp, khoảng cách liếp khoảng 2m-2,5m để dễ chăm sóc.
b. Giống:
Hiện nay ngoài các giống mè địa phương nông dân Tây Ninh thường gieo trồng còn có giống mè V6 (được chọn lọc ra từ tập đoàn giống mè do công ty Mitsui của Nhật) đã được đưa vào sản xuất ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt đang là giống chủ lực ở vùng ĐBSCL. Giống có thời gian sinh trưởng 75-80 ngày, tỷ lệ dầu cao 52-53%. Năng suất trung bình tại ĐBSCL là 1,3 tấn/ha, nếu thâm canh có thể đạt 1,5-1,8 tấn/ha.
Ngoài ra còn có các giống mè địa phương khác như Mè vàng Châu Phú (An Giang), năng suất trung bình đạt 0'9-1,0 tấn/ha, trong điều kiện thâm canh có thể đạt 1,5 tấn/ha. Giống mè đen Đồng Nai, thời gian sinh trưởng khoảng 80 ngày, năng suất bình quân khoảng 1 tấn/ha, hàm lượng dầu thấp hơn mè vàng.
Tiêu chuẩn hạt giống: hạt chắc, màu hạt sáng đẹp, chưa lên dầu, hạt giống mới thu hoạch có tỷ lệ nảy mầm cao, nguồn gốc sạch bệnh, đạt tỷ lệ nảy mầm >90%.
c. Mật độ và kỹ thuật gieo:
Sạ lan: phương pháp này cần lượng hạt giống từ 3-3,5 kg/ha, tốn giống, chăm sóc nhưng ít tốn công gieo hơn so với gieo hàng, khó khăn trong khâu làm cỏ và nếu sạ không đều có thể dẫn đến năng suất thấp. Do hạt mè quá nhỏ nên khi gieo có thể trộn thêm với cát hoặc tro trấu để gieo và cắm những hàng cây trên ruộng để làm dấu, tránh gieo trùng lấp hoặc bỏ sót. Nên sạ mè vào buổi sáng lúc trời ít gió.
Gieo hàng: Phương pháp này tốn ít giống hơn (khoảng 2,5-3kg/ha), thuận lợi cho việc chăm sóc nhưng tốn nhiều công hơn, hàng cách hàng khoảng 20-25cm, hàng rạch sâu 2-3cm: Đối với đất tơi xốp có thể dùng cào có các răng với khoảng cách 20-25cm kéo dọc theo luống để làm thành các rảnh gieo hạt gieo hạt khoảng cách 12-15cm / 2-3 hạt. Sau khi gieo có thể buộc chà kéo nhẹ trên mặt luống để lấp hạt.
d. Phân bón và cách bón:
Tùy thuộc vào độ màu mỡ và tính chất của đất mà lượng phân bón cho mè có thể khác nhau. Đối với loại đất trung bình có tyhể sử dụng lượng phân bón cho 1 ha là 5-10 tấn phân chuồng (nếu có) + 50-100Kg Urê + 300 Kg 20-20-15 đầu trâu + 30 Kg KCI. Cách bón:
TT
Thời kỳ bón
Lượng phân bón Kg/ha
Urê
NPK (20-20-15)
KCI
1
Bón lót toàn bộ phân chuồng
50
2
Sau khi gieo 5-7 ngày
25-50
70
3
Sau khi gieo 15-20 ngày
25-50
70
4
Sau khi gieo 40-45 ngày
0
110
30
 e. Diệt cỏ - tỉa cây: Để ngăn ngừa cỏ dại lấn áp mè nhất là đối với mè gieo sạ vào mùa mưa, nên dùng thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm như Dual, Dual gold, Laso (liều lượng sử dựng theo khuyến cáo ghi trên bao bì), phun ngay sau khi gieo sạ vì đất còn ẩm thuốc được thấm đều trong đất hiệu quả của thuốc sẽ cao hơn, chậm nhất là ngày thứ 2 sau gieo.
f. Tỉa cây kết hợp làm cỏ tay: Thường tiến hành 2 đợt.
Đợt 1: sau khi gieo 10 -15 ngày, giai đoạn này tỉa bớt những cây nhỏ ờ những chỗ gieo dày kết hợp nhổ cỏ tay.
Đợt 2: Sau khi gieo khoảng 23-25 ngày, đây là đợt tỉa cuối cùng để ổn đinh cây, khoảng cách hàng và cây 15x15cm hoặc 15x20cm, kết hợp làm cỏ tay.
h. Tưới, tiêu nước: Cây mè có khả năng chịu hạn tốt, nhưng nếu trồng trong điều kiện khô hạn và không có tưới bổ sung thì năng suất rất thấp, đặc biệt trong thời kỳ ra hoa rộ cần đảm bảo đủ độ ẩm để ra hoa tập trung và hoa có sức sống cao và tưới bổ sung 1 lấn sau khi trượng trái để trái phát triển tốt. Cây mè chiu úng kém, nhất là trong thời kỳ cây con, do đó trong mùa mưa cần phải có hệ thống tiêu thoát nước tốt cho ruộng mè.
i. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ:
Sâu sừng: Sâu non mập cơ thể có nhiều ngấn, có gai nhọn như căn sừng ở phía sau, màu sắc thay đổi từ màu xanh lục sang màu nâu. Sâu non đầy sức dài 7-8cm, hóa nhộng dưới đất, nhộng màu nâu đỏ và có vòi uốn cong. Bướm lớn thân dài 40-50mm màu nâu và nhiều vân đen.
Bướm thích hoạt động vào ban đêm, thích vị chua ngọt. Sâu non thích ăn lá, đặc biệt là lá non.
Phòng trừ: Dùng bẫy chua ngọt để bắt bướm, cày ải phơi đất để diệt nhộng, luân canh với cây trồng khác, diệt sâu non có thể dùng một trong các loại thước: Alphatap, Alpha, Alpha cypermetrin, Lannate, Fenthion, Admire, Fenbis, Decis, Regent 2 lá xanh.
Sâu khoang: Sâu non màu xám tro, trên lưng có vạch vàng, trên đốt bụng thứ nhất có một đốm đen lớn, khi sâu non còn nhỏ khoang đen này dính với nhao tạo thành khoang đen nên gọi là sâu khoang đen. Nhộng màu nâu đỏ, cuối bụng có có đôi gai lớn. Bướm màu nâu, cánh trước có nhiều đường vân màu sẫm, xung quanh viền vàng, mép ngoài có đường chấm nâu đen, cánh sau có màu xám trắng, cuối bụng con cái thường có túm lông, trứng đẻ thành ổ dưới mặt lá. Sâu khoang phá hại nhiều loại cây trồng khác nhau, có thể phát triển quanh năm, phá hoại mạnh ở tuổi 2, vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm, trời nắng trú dưới đất rất khó phát hiện.
Phòng trừ: Ngắt ổ trứng, cày phơi ải, luân canh mè với cây trồng khác (lúa) để diệt nhộng. Diệt sâu non có thể sử dựng luân phiên các loại thước Cyperan, Alphan,Fastac, Lannate, Match, Atabron, Fenbis, Decis.
Rệp xanh: Là loại phổ biến trên cây mè và là loại gây thiệt hại lớn nhất so với các loại rệp khác. Đặc điểm có màu xanh nhạt hoặc vàng nhạt với các sọc màu tối không rõ ràng ở phần bụng, có súc tu dài bằng cơ thể. Rệp hút dinh dưỡng và là môi giới truyền bệnh virus. Triệu chứng trên đồng ruộng là lá mè đang tốt bị nhăn nheo biến dạng.
Phòng trừ: Diệt rệp có thể dùng các loại thuốc Admire, Applaup, Selectron.
Rệp bông: Cơ thể hình bầu dục, dài 1,5-2 cm, màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến xanh đậm, rệp sinh sản nhanh con có thể sinh sản hàng 100 con rệp con trong vòng 2-3 tuần, mỗi lứa rệp khoang từ 8-10 ngày. Rệp có 2 loại hình (có cánh và không) có thể hại nhiều loại cây trồng, là tác nhân truyền bệnh virus. Phá hoại ở tất cả các thời kỳ.
Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, gieo mè ờ mật độ vừa phải. Khi cần thiết có thể sử dựng các loại thưốc: như diệt rệp xanh.
Bệnh chết cây con (bệnh lở cỗ rễ): Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ và nhiệt độ cao, đất không thoát nước. Bệnh hại chủ yếu giai đoạn cây con phần thân tiếp giáp với mặt đất có màu xanh tái chuyển sang nâu mọng nước, cuối cùng khô teo, phía ngọn héo và chết. Cần thu dọn tàn dư cây bệnh, bón vôi và cày phơi ải để diệt hạch nấm. Sử dụng các loại thuốc trừ bệnh như: Validacin,Anvil, Derosal.
Bệnh héo vàng: Bệnh hại chủ yếu trên thân, hiện tượng thường có màu nâu nằm phần dưới gốc thân, bệnh có thể nằm theo chiều dọc thân làm cây sinh trưởng kém, các lá trở nên vàng, rộng dần từ dưới lên trên, bệnh nặnglàm toàn thân bị héo vàng.
Phòng trừ: Có thể dùng thuốc Anvil, Derosal.
Bệnh phấn trắng: Thường xuất hiện khi có ẩm độ cao, mưa kéo dài. Lúc đầu vết bệnh là những đốm nhỏ màu vàng nhạt, sau đó vết bệnh lan rộng không có hình thù rõ rệt, trên vết bệnh là những bào tử phát triển thành khối có màu trắng bao phủ trên bề mặt lá, sau đó chuyển sang màu vàng và làm cho lá héo dần, cây sinh trưởng kém, hoa quả rụng hạt lép. Cần tưới đủ ẩm, bón phân cân đối. Khi bệnh phát triển có thể dùng thuốc: Zineb, Anvil, Viben-C, Carbenzim.
Bệnh Thán thư: Bệnh có thể xuất hiện cả trên thân và lá. Vết bệnh đầu tiên xuất hiện có màu xanh đục, sau đó chuyển sang màu nâu đen, hình tròn có thể ăn sâu vào cành và thân tạo thành những vết nứt, bệnh phát triển theo chiều dọc của thân. Thời tiết nóng, ẩm và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, nấm bệnh tồn tại trên hạt giống ở dạng bào tử. Bệnh tương đối khó phòng trị, chủ yếu phòng: Xử lý hạt trước khi gieo, sử dụng hạt giống sạch bệnh, xác định thời vụ trồng hợp lý.
k. Thu hoạch và bảo quản:
Quan sát trên ruộng thấy mè chuyển từ màu xanh sang màu vàng, màu vàng hơi đỏ, những quả gần gốc có hiện tượng nứt thì bắt đầu thu hoạch. Chặt mè bó thành từng bó nhỏ, dựng mè thành những cựm vừa phải hình nón phơi ngay trên ruộng hoặc chuyển vế sân nhà. Phơi khoảng 2-3 nắng thấy quả mè đã nứt thì tiến hành rũ mè. Việc rũ mè có thể chia thành nhiều nhóm, đặt tấm đệm ngay bên cạnh đồng mè, chúc ngọn mè hướng vào giữa đệm dùng gậy đập, sau đó dùng sàng lỗ nhỏ để loại bỏ phần thân lá gẫy ra khỏi phần hạt.