Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Lem lép hạt

Hiện nay bệnh lem lép hạt rất phổ biến ở tất cả vùng trồng lúa nước ta. Bệnh có thể xãy ra ở bất kể thời vụ nào với mức độ ít nhiều khác nhau, và cũng chưa có giống lúa nào kháng bệnh tốt.
Phân tích tác nhân gây bệnh gồm 3 nguyên nhân chính, nguyên nhân thứ nhất do nhện gié, nguyên nhân thứ hai do vi khuẩn và nguyên nhân thứ ba do nấm; Tuy nhiên tác nhân do nấm là chủ yếu. Nấm gây bệnh lem lép hạt lúa phức tạp ở điểm là chúng không chỉ đơn độc 1 loài mà gồm nhiều loài nấm. Theo kết qủa nghiên cứu của các Viện –Trường có đến 12 loại nấm khác nhau gây hại trên hạt, trong đó chủ yếu là nấm Alternaria spp, Curvularia lunata, Aspergillus spp có tần suất xuất hiện cao nhất.
Nấm xâm nhập gây hại trên vỏ trấu làm thành những vết lem bất ky, màu nâu  đen. Trường hợp nấm tấn công khi bông lúa vừa trỗ đến khi ngậm sữa, sẽ làm tăng tỷ lệ hạt lép và lửng rất nhiều, ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Cách sử dụng thuốc phòng trừ lem lép hạt:
Có nhiều biện pháp để phòng trừ bệnh lem lép hạt lúa, trong đó biện pháp hóa học  rất cần thiết. Tuy nhiên để việc sử dụng thuốc đạt hiệu qủa phòng trừ cao và đem lại lợi ích kinh tế, bà con nên áp dụng biện pháp 4 đúng:
-          Đúng thuốc: do bệnh lem lép hạt gồm nhiều loại nấm gây hại, vì vậy nên chọn thuốc có phổ tác dụng rộng như Vicarben 50HP (hoạt chất Carbendazim), Vitin-New 250EC ( hoạt chất Propiconazole), Viroval 50BTN ( hoạt chất Iprodione ), Vivil 5SC ( hoạt chất hexaconazole), Workup 9SL ( hoạt chất Metconazole)
-          Đúng liều lượng: mỗi một loại thuốc đều có liều lượng và nồng độ khuyến cáo ghi trên bao bì. Bà con nên sử dụng đúng theo hướng dẫn, không nên sử dụng thuốc qúa liều sẽ không đem lại lợi ích kinh tế mà đôi khi còn ảnh hưởng đến cây trồng và sức khỏe con người.
-          Đúng lúc: thời điểm phun thuốc phòng trừ bệnh lem lép hạt rất quan trọng, nếu phun thuốc khi bệnh đã xâm nhập vào hạt lúa thì hiệu qủa trừ bệnh rất thấp và hạt lúa vẫn bị lem không thể sáng trở lại. Bà con có thể phun thuốc vào 2 thời điểm
o   Phun thuốc lần nhất: khi lúa bắt đầu trổ.
o   Phun thuốc lần hai: khi lúa trổ đều.
-          Đúng kỹ thuật: do bệnh gây hại chủ yếu trên hạt nên khi phun thuốc, bà con cần lưu ý
o   Chỉnh béc phun thật mịn để đảm bảo thuốc bám đều trên hạt.
o   Không để vòi phun sát gốc mà phải đưa lên cao khỏi bông lúa.