Đạm urê sử dụng thích hợp cho tất cả các loại cây trồng trên các vùng đất khác nhau.
* BÓN PHÂN CHO LÚA CAO SẢN (HÌNH LÚA)
Bón phân đơn
Mùa vụ/Loại đất
|
Lượng phân bón (kg/ha)
| ||
Urê
|
Super lân
|
Kali (hồng)
| |
1. Vụ Đông Xuân
- Đất phù sa
- Đất phèn
|
200 - 250
170 - 200
|
150 - 250
200 - 300
|
50 - 60
40 - 50
|
2. Vụ Hè Thu
- Đất phù sa
- Đất phèn
|
170 - 220
130 - 180
|
200 - 300
300 - 400
|
50 - 60
40 - 50
|
Tỉ lệ lượng phân bón cho các thời kỳ như sau:
7-10NSS
|
20-25NSS
|
40-45NSS
| |
Urê
|
25%
|
45%
|
30%
|
Super lân
|
100%
|
-
|
-
|
Kali
|
30%
|
30%
|
40%
|
Nếu ở giai đoạn nuôi hạt mà cây lúa có biểu hiện thiếu dinh dưỡng (lá vàng) thì nên bón dặm urê hoặc NPK để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây.
Bón phân đơn kết hợp với NPK 16-16-8-13S và DAP:
Mùa vụ/Loại đất
|
Lượng phân bón (kg/ha)
| |||
Urê
|
NPK 16-16-8-13S
|
DAP
|
Kali (hồng)
| |
1. Vụ Đông Xuân
- Đất phù sa
- Đất phèn
|
130 – 150
120 - 130
|
150 – 160
150 - 160
|
70 - 90
80 - 100
|
20-30
20-30
|
2. Vụ Hè Thu
- Đất phù sa
- Đất phèn
|
100 – 130
90-110
|
150 – 160
150 - 160
|
70 - 90
80 - 100
|
20-30
20-30
|
Nếu ở giai đoạn nuôi hạt mà cây lúa có biểu hiện thiếu dinh dưỡng (lá vàng) thì nên bón dặm urê hoặc NPK để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây.
* LƯU Ý KHI BÓN PHÂN ĐẠM
· Nên bón phân đạm cho lúa lúc chiều mát, mực nước trong ruộng khoảng 5 cm là vừa phải.
· Không nên bón phân đạm cho lúa lúc sáng sớm vì khi đó lá lúa còn ướt sương, hạt đạm dính vào lá dễ gây cháy và thất thoát.
· Không nên bón phân đạm lúc giữa trưa nắng nóng, nhiệt độ cao, đạm sẽ thất thoát do bị bốc hơi nhanh.
· Không nên bón phân đạm lúc trời mưa hoặc khi mực nước ruộng quá cao vì đạm sẽ thất thoát do bị rửa trôi.